forum tạo dáng 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
hai_anh88
hai_anh88
THÀNH VIÊN 15
THÀNH VIÊN 15
Giới tính : Nam Tổng số bài gửi : 25
Thanks! : 3
Join date : 21/10/2009
Age : 40

NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC Empty NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC

6/12/2009, 7:45 am
Picasso đã từng nói: Tôi vẽ cùng với tự nhiên chứ không vẽ theo tự nhiên” – “Tôi vẽ theo cái hiểu, không vẽ theo cái thấy”. Trong nghệ thuật, người họa sĩ không phải là một chiếc máy chụp hình, mà phải là người vẽ nên, sáng tạo nên một sự vật của riêng mình. Sự sao chép máy móc dưới mọi hình thức, sẽ giết chết nghệ thuật. Vì thế khi vẽ một bức tranh, một sinh viên Mỹ Thuật hay một danh họa cũng đều phải có sự tính toán nhất định, nhằm tạo ra một bố cục thuận mắt, hay cao hơn nữa là sự cuốn hút, lôi kéo người xem. Bất cứ ai khi thưởng thức một bức tranh cũng đều có một “khoảng cách tâm lý” hay nói nôm na là tầm nhìn đối với bức tranh đang quan sát đó. Nếu nhân vật trung tâm trong tranh tương đối nhỏ, rời rạc thì dù là cảnh yêu đương hay chém giết nhau cũng khiến người xem phân tâm, như có một khoảng cách xa. Nắm được đặc điểm này, người nghệ sĩ tìm mọi cách để đánh động, xâm nhập vào “khoảng cách tâm lý” của bạn, lôi kéo người xem vào những điểm nhấn trong tranh, đúng với ý đồ của tác giả. Đó là nguyên lý Dẫn Hướng Thị Giác hay Lực Dẫn Mắt trong Hội Họa. Ở đây, chúng ta đi vào phân tích đường nét, độ sáng tối trong tranh, không đề cập đến màu sắc - cũng là một yếu tố tạo nên Lực Dẫn Mắt.
“Bàn tay thành thạo nhất bao giờ cũng là tên đầy tớ của ý nghĩ”. Thật vậy, một tác phẩm thành công trước hết phải là một tác phẩm thể hiện được hết những ý đồ, tâm tư tình cảm của tác giả, đó là cái “gốc” cần có (ngoài ra còn: ngôn ngữ là “chồi”, nhịp điệu là “hoa” và cuối cùng, ý nghĩa là ”quả”). Để đạt được cái “gốc” vốn đã khó, có được cái “chồi”, “hoa”, “quả” lại càng khó hơn, đòi hỏi người nghệ sĩ cả một quá trình khổ luyện. Trước hết, muốn người xem quan tâm, thích thú khi thưởng thức tác phẩm của mình, người họa sĩ phải tự tạo ra một điểm, mảng nhấn nhằm gom tầm nhìn lại. Dưới đây là hai bố cục minh chứng cho Lực Dẫn Mắt một cách cơ bản nhất.
NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC 100_3473

Hình 1b. NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC 100_3472

Hình 1a.
Nếu như ở hình 1a, nhà cửa ở hậu cảnh nằm trên đường thẳng nằm ngang, chia mặt tranh thành hai phần đều nhau. Một đường cong, một người cưỡi xe đạp ở góc trái và một bờ rào, một người ôm cặp ở góc phải. Tầm nhìn bị chặn ngang bởi hậu cảnh bên trên. Các nhân vật trong tranh đều nằm ở hai góc chân tranh, dẫn đến việc thị giác bị đẩy ra hai góc bên dưới. Còn ở hình 1b, nhà cửa được đưa sâu xuống quá nửa khung tranh (theo chiều dọc). Người ôm cặp đi vào sâu trong tranh, người cưỡi xe đạp vẫn ở góc trái nhưng đổi hướng xoay vào: Tầm nhìn được gom vào bên trong tranh.
Gần đây, trong sự tìm tòi, người ta đã nhận ra quy luật của thị giác trong tranh, luôn chạy theo một hướng nhất định nếu quan sát những bố cục nhất định. Nếu hai đường thẳng giao nhau tại trung tâm của bức tranh (tạo thành dấu cộng), nhãn quan sẽ ở thế bất động. Ngược lại, ở hình 2 những đoạn thẳng ở vào vị trí không còn cân bằng nữa. Mũi tên chỉ sự vận động từ trái sang phải, từ dưới lên trên và theo chiều ngược của kim đồng hồ.
NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC 100_3450

Hình 2.
Đó chỉ là đường nét, những điều cơ bản nhất của Lực Dẫn Mắt. Trong sáng tác, người nghệ sĩ còn dùng rất nhiều các yếu tố khác nhau để “dụ dỗ” người xem như: kỹ thuật vẽ, chất liệu, ánh sáng, màu sắc……
Trong bức “Vào ca”, những bóng đen và tuyết trắng phản ánh lẫn nhau, từng vệt vòng cong cong dẫn dắt thị giác vào sâu trong tranh; trên không rất nhiều đường xiên vừa cong vừa thẳng như muốn đọ sức cùng với khói tỏa dày đặc, như góp phần làm tăng thêm cái giá rét, vất vả của những bóng đen trong tranh.
NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC 100_3475

Hình 3
Đường tia phóng xạ (đường tỏa ra) có sức bộc phá hơn đường cong, như ở hình 4. Tác giả đã dung những đường xiên với chiều hướng khác nhau tỏa ra phía ngoài, phối hợp với bộ mặt kinh ngạc và hai đế giầy man rợ, biểu hiện một cách xác đáng những tình tiết có tính bùng nổ và cảnh đời hoạt kê (ở đây ta cũng có thể nhận ra tác giả đã lấy cái quần và đôi giầy làm trung tâm, những đường viền cùng hai khuôn mặt chỉ là phương tiện dẫn chúng ta xuống bên dưới).
NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC 000_0053
Hình 4
Đường nét thể hiện phương hướng, sức mạnh, tốc độ của chuyển động, cho nên sự biến hóa của đường nét kèm theo động thái. Dùng đường nét để biểu hiện cảm giác chuyển động, đại để có ba loại: đường tia xạ, đường ngoằn ngoèo, đường biên mờ nhòe. Ở hình 5, bìa rừng và khoảng đất trống chẳng có động thái gì đáng nói, nhưng vì dung những đường mảnh phóng xạ tạo thành mặt sắc điệu xám, làm tăng thêm rất nhiều sức sống. Chính con đường đập vào mắt người xem trước tiên, từ đó dẩn dụ thị giác đi đến cuối đường và dừng lại ở đó.
NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC 100_3453
Hình 5
Ngay từ lúc khởi đầu, Hội Họa đã đóng vai trò chuyển tải thông tin. Ở hình 6, một cô gái đang lê thân mình, mắt hướng về ngôi nhà ở phía trên góc phải bức tranh. Chính tư thế của cô gái cộng với việc thị giác người xem bị cuốn lên góc phải của tranh, đã cho ta thấy được sự cô độc của nội tâm cô gái bị tật nguyền, một ước mơ được quan tâm, được chia sẻ. Một bức tranh đầy tính nhân văn
NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC 100_3451
Hình 6
Khi nhân vật trong tranh được phóng to, đặc biệt là nhìn thẳng vào người xem, hay chỉ đơn thuần là sự tiếp cận đối tượng một cách gần nhất, ở góc nào đó….khi đó khoảng cách tâm lý cũng sẽ sát gần với người xem, thậm chí xâm nhập luôn vào không gian cá nhân của họ.
NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC 100_3454
Hình 7
Ở hình 7, chính sự áp sát chủ thể đã khiến cho người xem như đang đứng bên cạnh những người da đen oan sai. Họ bình tĩnh đón nhận sự hy sinh một cách lạ lung khiến cho người ta kính phục (góc nhìn lên thể hiện sự cao cả của nhân vật được thể hiện).
Nguyên lý Dẫn Hướng Thị Giác có hai phương pháp để lôi kéo người xem, một là hướng đường nhìn của người xem ra ngoài tranh (hướng ngoại); hai là ngược lại, hướng nhìn chỉ luẩn quẩn trong tranh (hướng nội). Cả hai đều có tác dụng như nhau nếu như biết cách vận dụng.
NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC 100_3455

Hình 8
Hình tượng nhân vật hướng nội, ngoài việc đó là động thái xuất hiện do hoạt động nội tâm biểu hiện ra, còn là sự giao lưu tình cảm do gần gũi với sự vật nào đó, hoặc do tập quán. Người nông dân ở hình 8 hy vọng tẩu thuốc nhỏ bé sẽ mang lại chút ấm áp an ủi. Ánh mắt của người xem dừng lại ở đầu điếu thuốc, mong chờ một sự diễn tiến tiếp theo, đó cũng chính là ý đồ của người họa sĩ.
Hướng ngoại, đương nhiên là tia nhìn của nhân vật chủ thể dẫn dắt tâm lý người xem ra ngoài bức tranh. Như hình ảnh một người đàn ông đảo mắt nhìn khá rộng trong màn đêm lấp loáng, hy vọng người hẹn xuất hiện. Người xem cũng bị chi phối, cũng “tìm” dùm chủ thể nhân vật (Hình 9).
NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC 100_3457

Hình 9
Đường nét chính trong kết cấu bức tranh cũng có tác dụng dẫn hướng. Tấm vách che trong hình 10 cắt chéo mặt tranh, quầy gỗ thô đen gấp khúc dẫn hướng lên bàn cờ phía trên. Nhân vật đứng quay lưng trong tranh khắc “Vô đề” của D.Smits dẫn người xem vào trong mặt tranh (nhìn theo hướng của nhân vật), còn đường ngang sáng rõ của đường cáp trên không lại dẫn tia nhìn ra ngoài tranh (Hình 11).

NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC 100_3462
Hình 10
NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC 100_3463
Hình 11
Trong tranh có “hướng nội” khác nhau . Thứ nhất, thông thường lấy người xem làm “ngoại”, trong tranh làm “nội”. Như tranh minh họa cho “Mười ngày” của Hasanberg (Hình 12), bức tranh để người xem cùng với hai người già đa sự vén bức màn che đôi uyên ương, hai người già này đang đứng ở phía gần với người xem, tia nhìn của người xem cũng theo đó nhìn vào trong tìm hiểu. Hai là một số tương đối ít bức tranh lấy người xem làm “nội”, trong tranh làm “ngoại”. Như tranh minh họa cho “Mười ngày” của Savaki (Hình 13), bên trái, nơi sâu trong tranh là trời cao, cửa đã mở, rèm cũng được vén lên; trên giường, thiếu phụ và người thanh niên chết vì tình ở gần phía người xem, chồng của thiếu phụ từ trong tranh nhô đầu ra hướng người xem, để sục tìm. Loại bí mật ở hình 12, vì bí mật trên giường không tiện đưa ra ánh sáng nên sử dụng biện pháp lộ ra một góc để biểu ý; còn loại bí mật trong hình 13, là một màn bi kịch yêu nhau, bày ra trước mắt người xem để mọi người bàn luận.
NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC 100_3460
Hình 12
NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC 100_3467
Hình 13
Loại tranh trong ngoài giao lưu, hình tượng không hoàn chỉnh tương đối ít. Nhưng trong “Giết hại trẻ con” (Hình 14), một cái đầu đàn ông và cánh tay thò ra từ bên trái khung tranh bóp chặt cổ em bé; không những làm cho mẹ con sợ hãi mà người xem cũng thất kinh. Điều này có thể nói là “Xuất kỳ bất ý, đánh vào chỗ không phòng bị, tạo điều mới lạ, phá vỡ thông thường”.
NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC 100_3466
Hình 14
Hướng nội phần nhiều sử dụng bố cục phân chia, để cho nhân vật chủ thể trung tâm riêng một mình, tăng thêm độ nặng. Như một tranh minh họa khác của Savaki (Hình 15), cả mặt tranh là sắc điệu xám, người thanh niên cùng với cây to tạo thành một vòng cung bao bọc, chỉ để lại người đàn bà và một phế tích được ánh trăng chiếu sáng. Tư thế của người thanh niên đã hướng người xem nhìn về phía người đàn bà, cùng “lén nhìn” cô ta xuống hồ tắm
NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC 100_3470
Hình 15
NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC 100_3469
Hình 16
Hay như trong tranh minh họa cho “Chuyện xa xưa” của Iudaven (Hình 16), nhân vật trong tranh dẫn người xem củng đi tới trước. Những ngôi nhà cũ xêu vẹo tạo thành con đường gấp khúc, những đường nét lượn sóng đầy khó khăn ở mặt đất. Tuy là đêm trăng, vẫn có thể nhìn thấy chiếc cối xây gió ở phía xa nhân vật như miên man đi về phía trước, khiến người xem có gì đó xúc động, chạnh lòng.
Trên là những thí dụ, chứng minh cơ bản về một trong tám nguyên lý của thị giác, Lực Dẫn Mắt. Nguyên lý thị giác, một môn học nghiên cứu rất quan trọng đối với những người làm việc trong ngành Hội Họa, một thứ thơ của thị giác. Nghệ thuật dù là tình cảm, song nếu không có kiến thức về khoa học, hình khối, tỉ lệ, màu sắc…..không có kỹ thuật điêu luyện của bàn tay thì dù tình cảm tinh tế đến đâu cũng bị tê liệt. Những yếu tố đó cực kì quan trọng, người nào biết vận dụng, thành công sẽ nhanh chóng đến với họ.
MỘT SỐ TRANH MINH HỌA CHO LỰC DẪN MẮT


NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC LEI-1340

NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC CartoonforSt

NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC LeGourmet_PabloPicasso
NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC CartoonforTheMiraculousDraughtofFis
NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC TheTrinquetailleBridge
NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC TheAll-KnightCafatArles_VincentvanG
NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC TheDance_HenriMatisse
NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC CanalinVenice_Levitan NGHIÊN CỨU NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC Fresse
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết