forum tạo dáng 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
solsol
solsol
THÀNH VIÊN 100
THÀNH VIÊN 100
Giới tính : Nam Tổng số bài gửi : 160
Thanks! : 5
Join date : 05/09/2009
Age : 36
Đến từ : HN

Những đặc điểm của làng Gốm Bát Tràng Empty Những đặc điểm của làng Gốm Bát Tràng

6/9/2009, 8:04 am
Căn cứ vào những đặc điểm chung về xương gốm, màu
men, đề tài trang trí và đặc biệt nhờ các dòng minh văn, có thể rút ra
những đặc điểm cơ bản của gốm cổ Bát Tràng.

Loại hình

Hầu hết, đồ gốm Bát Tràng được sản xuất theo lối thủ công, thể hiện rõ
rệt tài năng sáng tạo của người thợ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Do
tính chất của các nguồn nguyên liệu tạo cốt gốm và việc tạo dáng đều
làm bằng tay trên bàn xoay, cùng với việc sử dụng các loại men khai
thác trong nước theo kinh nghiệm nên đồ gốm Bát Tràng có nét riêng là cốt đầy, chắc và khá nặng, lớp men trắng thường ngả mầu ngà, đục.
Bát Tràng cũng là làng gốm có các dòng men riêng từ loại men xanh rêu
cùng với nâu và trắng cho đến men rạn với cốt gốm xốp có mầu xám nâu.
Dựa vào ý nghĩa sử dụng, có thể phân chia loại hình của đồ gốm Bát
Tràng như sau:


  • Đồ gốm gia dụng: Bao gồm các loại đĩa, chậu hoa, âu, thạp, ang, bát, chén, khay trà, ấm, điếu, nậm rượu, bình vôi, bình, lọ, choé và hũ.
  • Đồ gốm dùng làm đồ thờ cúng: Bao gồm
    các loại chân đèn, chân nến, lư hương, đỉnh, đài thờ, mâm gốm và kiếm.
    Trong đó, chân đèn, lư hương và đỉnh là những sản phẩm có giá trị đối
    với các nhà sưu tầm đương đại vì lẽ trên nhiều chiếc có minh văn cho
    biết rõ họ tên tác giả, quê quán và năm tháng chế tạo, nhiều chiếc còn
    ghi khắc cả họ và tên của những người đặt hàng. Đó là một nét đặc biệt
    trong đồ gốm Bát tràng.

  • Đồ trang trí: Bao gồm mô hình nhà,
    long đình, các loại tượng như tượng nghê, tượng ngựa, tượng Di Lặc,
    tượng Kim Cương, tượng hổ, tượng voi, tượng người ba đầu, tượng đầu khỉ
    mình rắn và tượng rồng.

Những đặc điểm của làng Gốm Bát Tràng 800px-Gom_Bat_Trang-Lu_Huong

Gốm Bát Tràng-Lư Hương Những đặc điểm của làng Gốm Bát Tràng Smile


Trang trí


  • Thế
    kỷ 14–15: Hình thức trang trí trên gốm Bát Tràng bao gồm các kiểu như
    khắc chìm, tô men nâu theo kỹ thuật gốm hoa nâu thời Lý–Trần, kết hợp
    với chạm nổi và vẽ men lam. Khoảng thời gian này đánh dấu sự ra đời của
    dòng gốm hoa lam đồng thời xuất hiện những đồ gốm hoa nâu vẽ theo gốm
    hoa lam. Đề tài trang trí còn giới hạn trong các đồ án hoa lá, tiếp nối
    gốm hoa nâu thời Trần.

Những đặc điểm của làng Gốm Bát Tràng 200px-Gom_Bat_Trang-Rong_the_ky_16Những đặc điểm của làng Gốm Bát Tràng Magnify-clip
Rồng vẽ trên gốm lam thế kỷ 16 (ảnh chụp tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam)




Những đặc điểm của làng Gốm Bát Tràng 200px-Gom_Bat_Trang_Su_tu_long_ma_the_ky_18Những đặc điểm của làng Gốm Bát Tràng Magnify-clip
Sư tử-long mã chạm nổi trên gốm thế kỷ 18 (ảnh chụp tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam)


  • Thế kỷ 16, cùng với việc xuất
    hiện những chân đèn, lư hương có kích thước lớn hơn, kỹ thuật trang trí
    chạm nổi kết hợp vẽ men lam đạt đến trình độ tinh xảo. Đề tài trang trí
    phổ biến có các loại: rồng, phượng, xen kẽ cụm mây, ngựa có cánh, hoạt
    cảnh người, cánh sen đứng, hoa dây, lá đề, phong cảnh sơn thuỷ... Trang
    trí vẽ men lam còn giữ được nhịp độ phát triển, nhiều loại văn hình học
    và hoa lá còn thấy gần gũi với đồ gốm hoa lam xuất hiện cùng thời ở Chu
    Đậu, (Hải Dương).



  • Thế kỷ 17, kỹ thuật chạm khắc, đắp
    nổi trên gốm Bát Tràng càng tinh tế, cầu kỳ, gần gũi với chạm đá và gỗ.
    Đề tài trang trí tiếp nối thế kỷ 16, đồng thời xuất hiện các đề tài
    trang trí mới: bộ tứ linh, hổ phù, nghê, hạc ... Những đề tài chạm nổi,
    để mộc điển hình khác như bông cúc hình ôvan, bông hoa 8 cánh, bông cúc
    tròn, cánh hoa hình lá đề, cánh sen vuông, các chữ Vạn-Thọ (chữ Hán)...
    Việc sử dụng men lam kém dần, tuy đề tài trang trí vẽ tương đồng với
    chạm nổi. Thế kỷ 17 xuất hiện dòng gốm men rạn với sự kết hợp trang trí
    đề tài nổi bật như rồng, tứ linh, hoa lá, cúc-trúc-mai. Trong khoảng
    thời gian này còn xuất hiện loại gốm nhiều màu, nổi trội nhất là màu
    xanh rêu với các đề tài trang trí độc đáo: hoa sen, chim, nghê, hình
    người...



  • Thế kỷ 18, trang trí chạm nổi gần
    như chiếm chủ đạo thay thế hẳn trang trí vẽ men lam trên gốm Bát Tràng.
    Các kỹ thuật đúc nổi, dán ghép, chạm khắc nổi đã thích ứng với việc sử
    dụng men đơn sắc (men trắng xám và men rạn). Đề tài trang trí ngoài bộ
    tứ linh, rồng, nghê còn thể hiện các loài cây tượng trưng cho bốn mùa.
    Ngoài đề tài sen, trúc, chim và hoa lá còn thấy xuất hiện các loại văn
    bát quái, lá lật... Hoa văn đường diềm phát triển manh các nền gấm, chữ
    vạn, cánh sen nhọn, hồi văn, sóng nước...



  • Thế kỷ 19, gốm hoa lam Bát Tràng
    phục hồi và phát triển phong cách kết hợp sử dụng nhiều loại men vào
    trang trí. Bên cạnh các đề tài đã có, Bát Tràng còn xuất hiện thêm các
    đề tài du nhập từ nước ngoài theo các điển tích Trung Quốc như Ngư ông đắc lợi, Tô Vũ chăn dê, Bát tiên quá Hải, Ngư ông kéo lưới...

Đối với các nhà khảo cổ, các nhà sưu tầm đổ
cổ và các nhà nghiên cứu mỹ thuật, chủ đề rồng thể hiện qua các thời kỳ
được nhiều người quan tâm nhất vì nó có những sự thay đổi đáng kể. Rồng
là đề tài thường được trang trí trên nhiều loại hình, đặc biệt trên
chân đèn và lư hương.


  • Thế kỷ 16,
    rồng được đắp nổi hoặc để mộc như trên đồ gốm thời Nguyên (Trung Quốc)
    hay vẽ men lam, rồng có đôi cánh mọc ra từ chân trước, cong như cánh
    bướm. Rồng cùng với phượng mở ra cấu trúc trang trí rồng bay phượng múa.



  • Đầu thế kỷ 17, rồng vẫn giữ nhiều
    nét tương đồng rồng thế kỷ 16, nhưng sau đó được cách điệu với 4 khúc
    không đều nhau, mở ra một kiểu rồng mới, khác lạ. Rồng bố cục theo
    chiều ngang, dáng rồng ngắn, thân uốn hình cánh cung, tay trước nắm
    râu. Rồng chạm nổi trong hình khánh hay thấu kính có thân nhỏ và đều có
    những dải mấy lửa kiểu đao mác. Nửa sau thế kỷ 17 lại xuất hiện dáng
    rồng gần gũi với rồng điêu khắc trên gỗ. Đuôi rồng từ bên trái trườn
    qua bên phải, đầu quay vào giữa. Mặt rồng tả chính diện, tay trước nắm
    râu. Xung quanh rồng có nhiều dải mây nổi vẽ men lam. Một kiểu rồng nữa
    được thể hiện trên lư hương, đế nghê, mô hình nhà là rồng nổi, đuôi **t
    lên trên, hai chân trước chống, đầu uốn lên, bố cục trong hình chữ
    nhật.



  • Thế kỷ 18, rồng thân dài, đắp nổi
    theo dạng phù điêu, đầu nghiêng, hai mắt lồi, sừng và râu cong, bờm gáy
    dày, vây cá nhọn, vảy rắn, xung quanh rồng có những dải mây nổi hình 3
    ngọn lửa. Sau đó, rồng ổ xuất hiện bao gồm một rồng mẹ và 6 rồng con,
    xen kẽ các dải mây hình khánh. Rồng được thể hiện trên bình con voi, lư
    hương hoặc trên bao kiếm thờ...Với rồng đắp nổi, chỉ thể hiện đầu rồng
    chính diện, hai chân trước dang rộng, lộ mũi hẹp, mắt lồi, miệng ngậm
    vòng tròn hay chữ Thọ kiểu triện còn được thể hiện trên những chiếc
    đỉnh.



  • Thế kỷ 19, rồng lại được thể hiện
    theo phong cách tượng tròn với thân ngắn, mình tròn, đầu rồng có miệng
    rộng, mũi cao, vây cá, vảy tròn và được trang trí theo kiểu đắp nổi
    hoặc vẽ men lam trên đỉnh gốm hoặc trên bình men rạn vẽ nhiều màu.
    Ngoài ra, còn có đầu rồng với mặt nhìn chính diện, hai chân xoè ngang
    năm hai dải mây, miệng ngậm vòng...

Những đặc điểm của làng Gốm Bát Tràng 100px-Minh_van_gom_Bat_Trang_1
Những đặc điểm của làng Gốm Bát Tràng Magnify-clip
Minh văn trên gốm: Bát Tràng xã, Đỗ Xuân Vi tạo 缽塲杜春闈造
solsol
solsol
THÀNH VIÊN 100
THÀNH VIÊN 100
Giới tính : Nam Tổng số bài gửi : 160
Thanks! : 5
Join date : 05/09/2009
Age : 36
Đến từ : HN

Những đặc điểm của làng Gốm Bát Tràng Empty tiep ne

6/9/2009, 8:05 am
Men xanh rêu

Thế kỷ 14–19 men xanh rêu được dùng khá nổi trội cùng với men trắng
ngà và nâu. Men xanh rêu, men ngà và nâu tạo ra loại Tam thái riêng của
gốm Bát Tràng thế kỷ 16–17. Trên chân đèn men xanh rêu tô lên những
bông sen nổi, băng hoa tròn của dải cánh sen các bông hoa tròn hình
bánh xe, các hình rồng, các bông hoa nổi đường diềm quanh vai.

Men xanh rêu còn dùng vẽ mây, tô lên nhiều góc mảng diềm, đế và
các cột dọc của long đình; men rêu sắc sẫm ở các cột vuông mô hình nhà
2 tầng hay một số mảng đường diềm lư hương chữ nhật. Men xanh rêu, sắc
nhạt, trên chân đèn, đế nghê. Trên lư hương tròn men xanh rêu thấy điểm
vào 4 hình chữ S nổi giữa thân và chân cùng một đôi chỗ trên bụng. Men
xanh rêu sắc sẫm còn thấy tô trên một số mảng trang trí nổi, hình nghê
của lư tròn và trên diềm trang trí nổi chân trước tượng nghê.


Men xanh rêu, dù ở các sắc độ khác nhau nhưng sự xuất hiện của nó mang
ý nghĩa rất lớn vì chỉ thấy trên đồ gốm Bát Tràng thế kỷ 16–17 và có
thể xem đây là một dữ kiện đoán định niên đại khá chắc chắn cho các đồ
gốm Bát Tràng trên nhiều loại hình khác nhau.


Men rạn


Những đặc điểm của làng Gốm Bát Tràng 485px-Men_ran
Bình gốm Bát Tràng, men rạn, thế kỷ 19, vẽ nhiều màu


Đây là một loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương
gốm và men. Cho đến nay các tài liệu gốm men cổ ở Việt Nam xác nhận
mang men rạn chỉ được sản xuất tại lò gốm Bát Tràng từ khoảng cuối thế
kỷ 16 và kéo dài tới đầu thế kỷ 20.

Lư hương khắc minh văn, do gia đình Đỗ Phủ sản xuất vào cuối thế kỷ 16
thể hiện lớp men rạn trên 2 phần dưới của lư hương tròn có thể xem là
tiêu bản gốm men rạn sớm nhất. Men rạn có sắc ngà xám các vết rạn chạy dọc và ngang chia ra nhiều hình tam giác, tứ giác.

Cặp chân đèn do "Đỗ phủ xã Bát Tràng" tạo tạo khoảng năm 1600–1618,
trong đó men rạn phủ toàn bộ từ miệng tới chân, có màu vàng ngà, rạn
trong men, đường chỉ rạn màu đen. Những
cặp hiện vật men rạn này rêu có trang trí nổi, ngoài men rạn ra không
còn loại men nào khác, đó là những tiêu bản men rạn chuẩn mực của Bát
Tràng vào thế kỷ 17.


Thế kỷ 18 Bát Tràng còn sản xuất nhiều đồ gốm men rạn có ghi niên đại.
Đỉnh gốm men rạn chế tạo năm 1736, men rạn có màu trắng xám. Một đỉnh
gốm men rạn khác, có nắp, thân và đế, chế tạo vào khoảng năm 1740–1768
lại dùng men rạn có màu vàng ngà... Men rạn còn được sù dụng trên các loại hình: chân nến trúc hoá long; ấm có nắp, đài thờ các nắp, cặp tượng nghê.

Thế kỷ 19, các đồ gốm dòng men rạn còn tiếp tục phát triển, bên cạnh
việc sử dụng kết hợp men rạn với trang trí vẽ lam. Trên các đồ gốm, thợ
Bát Tràng còn đắp nổi, khắc chìm hoặc không trang trí, men rạn có mầu
trắng xám.


Những đặc điểm của làng Gốm Bát Tràng Minh_van_gom_Bat_Trang_2

Minh văn trên gốm: Thuận an phủ, Gia Lâm huyện, Bát Tràng xã, sinh đồ Vũ Xuân tạo


Minh văn

Gốm Bát Tràng nhiều trường hợp có minh văn, thể hiện bằng khắc chìm hay
viết bằng men lam dưới men trắng. Một số minh văn cho biết rõ năm sản
xuất, họ tên quê quán tác giả chế tạo cùng họ tên, có khi là cả chức
tước của người đặt hàng.

Thế kỷ 15, một minh văn khắc trên phần dưới chân đèn có ghi:
Thuận An phủ, Gia Lâm huyện, Bát Tràng xã tín thí Hoàng Li tỉnh thê
Nguyễn Thị Bảo. Trên đai tô nâu giũa phần dưới chân đèn có viết bằng
men 6 chữ Hán: Thời Trung xã, Hoàng Phúc tạo. Hoặc cặp phần dưới chân
đèn minh văn cho biết: Tác giả: Vũ Ngộ Trên, Bùi Thị Đỗ, Hoàng Thị Vệ,
Bùi Huệ, và Trần Thị Ngọ; Thời gian chế tạo: niên hiệu Diên Thành. Có
minh văn ghi rõ người đặt hàng như cặp chân đèn hai phần: Người đặt
hàng: Lê Thị Lộc, ở Vân Hoạch, Xuân Canh huyện Đông Ngạn. Thời gian chế
tạo: Năm Diên Thành thứ 2. Một cặp chân đèn khác có khắc minh văn dài,
một bên khắc 3 dòng và một bên 14 dòng, cho biết: Tác giả: Bùi Huệ và
Bùi Thị Đỗ; thời gian chế tạo: ngày 25 tháng 11 năm Diên Thành thứ 3;
những người đặt hàng: gia đình họ Lưu cùng họ Nguyễn, Lê, Đinh... Trong
đớ, họ Lưu, tước Ninh Dương Bá, làm việc ở Thanh Tây vệ, Ty Đô chỉ huy
sứ, Đô chỉ huy kiểm sự. Quê quán nhà họ Lưu: xã Lai Xá, huyện Đan
Phượng, Phủ Quốc Oai...

Và còn rất nhiều sản phẩm có ghi minh văn, những sản phẩm này một số
đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, một số tại các bảo
tàng nước ngoài, một số hiện được sở hữu bởi các nhà sưu tầm đồ cổ, một
số lưu lạc trong dân gian và một số còn chìm sâu trong lòng đất.


Những đặc điểm của làng Gốm Bát Tràng 349px-Gom_Bat_Trang-Bong

Gốm Bát Tràng, men lam bồng
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết