forum tạo dáng 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
avatar
hai_anh
Khách viếng thăm

Họa sĩ Dương Bích Liên Empty Họa sĩ Dương Bích Liên

27/1/2010, 12:13 pm


Họa sĩ Dương Bích Liên Print-3 06/07/2006 04:29:07 AM








Họa sĩ Dương Bích Liên Tranh-cua-Duong-bich-Lien
Tranh của Dương Bích Liên










Con đường nghệ thuật rất hà khắc

Họa sĩ Dương Bích Liên Print-3 06/07/2006 04:29:07 AM








Tranh của Dương Bích Liên
Họa sĩ Dương Bích Liên sinh ngày 17/7/1924 tại Khoái Châu tỉnh Hưng Yên (nay là huyện Châu Giang) trong một gia đình trí thức quan lại. Dòng họ Dương có truyền thống hiếu học, thời nào cũng có người đỗ đạt cao, ông nội của ông là một nhà nho yêu nước, ông Dương Bá Trạc và ông Dương Quảng Hàm là bác ruột của họa sĩ cũng là những nhà tri thức yêu nước có tiếng ở Hà Nội trước Cách mạng.
Từ thời niên thiếu ông đã rất ham thích hội họa và tỏ rõ rất có năng khiếu về môn này. Khi còn là học sinh trường Bưởi, sau các buổi học ông thường hay la cà tới xưởng vẽ của họa sĩ Nguyễn Tường Lân cạnh khu Quần ngựa để xem vẽ. Có lần vì quá say mê hội họa chàng thanh niên trường Bưởi đã bỏ nhà phiêu lưu cùng họa sĩ Hoàng Lập Ngôn trên chiếc xe ngựa có tên “Nhà lăn mê ly” không một đồng xu dính túi và hành lý thì sơ sài.
Năm 1944, học hết trường Bưởi ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng với các họa sĩ như Phan Kế An, Kim Đồng, Nguyễn Như Huân, Trần Quốc Ân,... Đây là khóa tuyển sinh cuối cùng của trường này.
Năm 1946, sau ngày toàn quốc kháng chiến, cùng với nhiều văn nghệ sĩ Hà Nội, ông rời Thủ đô lên chiến khu Việt Bắc. Ban đầu ông tham gia đội tuyên truyền lưu động vẽ tranh cổ động cổ vũ cho cuộc kháng chiến kiến quốc, sau đó ông ra nhập đoàn kịch của Phạm Văn Khoa, cùng họa sĩ Tô Ngọc Vân, nhà thơ Thế Lữ tham gia đoàn văn công kháng chiến Việt Bắc đi phục vụ đồng bào, chiến sĩ trên khắp tuyến đường kháng chiến Quân khu X.
Năm 1947, họa sĩ Dương Bích Liên chuyển công tác về báo Vệ quốc đoàn tiền thân của báo Quân đội Nhân dân ngày nay. Tại Tòa soạn ông phụ trách phần minh họa báo. Với lòng yêu nước và nhiệt huyết của tuổi trẻ, có lần họa sĩ đã đề nghị trung đội trưởng Mai Văn Hiến cho phép đi chiến đấu. Năm 1949, tại chiến khu Việt Bắc họa sĩ Dương Bích Liên được vinh dự kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) cùng với họa sĩ Mai Văn Hiến, nhà văn Trần Đăng là những trí thức văn nghệ sĩ đi kháng chiến. Bức ký họa chì than Nhà văn Trần Đăng (18x18), Cô Luyến (19x27) năm 1949 đã được sáng tác trong dịp này.
Năm 1951-1954, ông làm cán bộ sáng tác Hội Văn nghệ Việt Nam. Ông tham gia ban tổ chức triển lãm Mỹ thuật năm 1951 tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang, triển lãm trưng bày gần 300 tác phẩm của nhiều tác giả. Đây là một triển lãm lớn nhất của giới mỹ thuật trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp mà Bác Hồ đã gửi thư cho các họa sĩ.
Cuối mùa xuân 1952, từ Thái Nguyên họa sĩ Dương Bích Liên được Hội Văn nghệ Việt Nam gửi đến an toàn khu để vẽ Bác Hồ. Ông kể lại sự kiện này: Trước mặt tôi là vị chỉ huy tối cao của Cách mạng, nhưng không thấy có chút uy quyền, ngạo mạn hách dịch nào toát ra từ con người ấy, và cũng không thấy vẻ gì thánh nhân như nhiều tiếng đồn đại và chính Bác trong lúc nói chuyện với tôi cũng nói trước rằng “Bác nhiều công việc không có thời gian ngồi làm mẫu, muốn vẽ Bác cháu ta phải tìm cách thức nào đấy để tiện lợi cho cháu cũng như cho Bác”.
Trong thời gian gần một tháng sống và làm việc bên Bác, ông đã ghi chép được nhiều ký họa về cảnh Bác Hồ đang làm việc và sinh hoạt như Bác Hồ đang làm việc bên chiếc máy chữ, Bác Hồ tay cầm bát ngô rắc cho đàn gà ăn, Bác Hồ nghỉ trưa trên chiếc chõng tre đầu hiên nhà và đặc biệt là một cuốn sổ tay ký họa các tư thế cầm thuốc lá của Bác
Thời gian ở bên Bác và những ký họa về Bác đã giúp ông có được những tác phẩm về Bác như: Bác Hồ làm việc ở chiến khu Việt Bắc - Chì than (1952) và nhiều tác phẩm sơn mài, sơn dầu lớn sau này. Gần một tháng ở bên Bác Hồ là một kỷ niệm không bao giờ quên đối với họa sĩ.
Hòa bình lập lại, cùng đoàn quân chiến thắng trở về tiếp quản Thủ đô, công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam, và tham gia thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam đầu năm 1957. Ông có nhiều chuyến đi công tác ở vùng cao, ghi chép được nhiều ký họa bằng chì than, có thể kể tới: Gia đình người Mèo - (1960); Cô gái Mèo; Hai mẹ con người Mèo - (1962) và các ký họa khác như: Nữ nông dân (1959); Những người thợ mộc (1960). Cũng trong giai đoạn này ông đã sáng tác nhiều tác phẩm sơn mài và sơn dầu có giá trị như: Chiều vàng -sơn mài, Hành quân đêm - sơn dầu (1962), Đi học đêm - sơn dầu
Suốt thời gian chiến tranh phá hoại, ông làm việc trong tổ sáng tác Hội Mỹ thuật Việt Nam cùng với các họa sĩ Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Lê Công Thành, Nguyên Hải, Lưu Công Nhân Ông luôn gắn bó với Hà Nội và sáng tác một số tác phẩm đáng chú ý như: Chân dung nhà văn Đoàn Phú Tứ; Nữ y tá trong chiến tranh (bột mầu); Tuổi thơ (sơn dầu); Công nhân lao động (chì than 1968); Tuổi thơ (sơn mài 1969); Nữ tự vệ (Chiến tranh chống Mỹ) - Bút sắt; Nữ sinh viên ( Chì than 1970 ). Đặc biệt tác phẩm sơn dầu có tên Hào sáng tác năm 1972 đã tạo nên một sự kiện trong giới văn học nghệ thuật. Tác phẩm này đã không được trưng bày tại triển lãm mỹ thuật vì bị cho rằng có vấn đề về nội dung. Từ sau tác phẩm này ông chuyển sang vẽ chân dung về những người bạn và đặc biệt là đề tài thiếu nữ.
Từ bác sĩ, y tá, đến cô bán hàng, học sinh, sinh viên một việc làm mà ông cho là “Một cách viết nhật ký thú vị nhất trong cuộc sống hàng ngày”. Ông đã dành cho loạt tác phẩm này những tình cảm say mê, trong sáng, ưu ái và trìu mến nhất như: Cô gái và biển -1, Cô gái và biển-2 (1974)
Sau ngày miền Nam hoàn tòan giải phóng, họa sĩ Dương Bích Liên bên cạnh sáng tác tranh chân dung như: Chân dung cô Xuân - sơn dầu; chân dung cô Tuyết - sơn dầu; chân dung - phấn màu; Thiếu nữ và hoa cúc - sơn dầu; chân dung ba Yến (1983); chân dung cô Mai - sơn dầu (1985); Mùa xuân và thiếu nữ- sơn dầu; Mùa thu và thiếu nữ- sơn dầu; Chiều quê- sơn mài; Đi cấy-sơn mài; Cô gái bên hồ- sơn mài; Làng ven sông- sơn mài(1982); Gửi lời chào Lacqueline Picasso - sơn dầu; Gửi lời chào- sơn dầu (1986)
Đặc biệt hình ảnh Bác Hồ đã được ông trân trọng qua các tác phẩm: Bác Hồ đi công tác ở Việt Bắc - sơn mài (1980); Hồ Chủ tịch qua suối - sơn dầu (1981); Hồ Chủ tịch và các chiến sĩ; Bác Hồ với bộ đội-sơn mài-1983. Tác phẩm Bác Hồ đi công tác ở Việt Bắc đã giành được giải A triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1980- một cuộc triển lãm lớn từ sau khi nước nhà được thống nhất.
Những tháng cuối năm 1987 ông vẽ tác phẩm sơn dầu cuối cùng lấy tên là Ngõ cụt.
Có thể nói các tác phẩm của họa sĩ Dương Bích Liên nổi lên ở nhóm chân dung thiếu nữ với các chất liệu chì than, phấn mầu, sơn dầu, các tác phẩm sơn mài về phong cảnh thiếu nữ với một phong cách riêng lộng lẫy, tĩnh lặng, gợi cảm với nhiều khỏang trống và gam mầu nóng với màu vàng đặc trưng. Tranh sơn dầu của họa sĩ Dương Bích Liên gây được ấn tượng mạnh bởi cách bố cục nhiều mảng lớn, khỏe khoắn và đầy xúc cảm.
Các tác phẩm của họa sĩ Dương Bích Liên có giá trị cao về mặt nghệ thuật, về sự sáng tạo trong bố cục, trong sử dụng chất liệu, trong ngôn ngữ tạo hình và khả năng biểu cảm của chiều sâu tư duy đậm đà chất lãng mạn và nhân văn. Con người Dương Bích Liên là một nhân cách sống chân thành, tự kỷ, kiên định, thân phận nghệ sĩ cô đơn khát khao đi tìm cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình.
9h00 sáng ngày 12/12/1988, họa sĩ Dương Bích Liên đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng của mình ở Hà Nội. Họa sĩ Dương Bích Liên, một họa sĩ nổi tiếng của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, một con người lặng lẽ giành cả cuộc đời mình cho nghệ thuật, sinh thời ông vẫn thường nói: “Con đường nghệ thuật là rất hà khắc và không có sự tiến bộ- anh đã là thế nào thì vẫn là như thế đấy, đến khi đi xuống nấm mồ không phải che mặt nạ”. Họa sĩ Dương Bích Liên đã ra đi nhưng những gì ông để lại mãi mãi là vốn quý của nhân dân và của dân tộc.
sinh ngày 17/7/1924 tại Khoái Châu tỉnh Hưng Yên (nay là huyện Châu Giang) trong một gia đình trí thức quan lại. Dòng họ Dương có truyền thống hiếu học, thời nào cũng có người đỗ đạt cao, ông nội của ông là một nhà nho yêu nước, ông Dương Bá Trạc và ông Dương Quảng Hàm là bác ruột của họa sĩ cũng là những nhà tri thức yêu nước có tiếng ở Hà Nội trước Cách mạng.
Từ thời niên thiếu ông đã rất ham thích hội họa và tỏ rõ rất có năng khiếu về môn này. Khi còn là học sinh trường Bưởi, sau các buổi học ông thường hay la cà tới xưởng vẽ của họa sĩ Nguyễn Tường Lân cạnh khu Quần ngựa để xem vẽ. Có lần vì quá say mê hội họa chàng thanh niên trường Bưởi đã bỏ nhà phiêu lưu cùng họa sĩ Hoàng Lập Ngôn trên chiếc xe ngựa có tên “Nhà lăn mê ly” không một đồng xu dính túi và hành lý thì sơ sài.
Năm 1944, học hết trường Bưởi ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng với các họa sĩ như Phan Kế An, Kim Đồng, Nguyễn Như Huân, Trần Quốc Ân,... Đây là khóa tuyển sinh cuối cùng của trường này.
Năm 1946, sau ngày toàn quốc kháng chiến, cùng với nhiều văn nghệ sĩ Hà Nội, ông rời Thủ đô lên chiến khu Việt Bắc. Ban đầu ông tham gia đội tuyên truyền lưu động vẽ tranh cổ động cổ vũ cho cuộc kháng chiến kiến quốc, sau đó ông ra nhập đoàn kịch của Phạm Văn Khoa, cùng họa sĩ Tô Ngọc Vân, nhà thơ Thế Lữ tham gia đoàn văn công kháng chiến Việt Bắc đi phục vụ đồng bào, chiến sĩ trên khắp tuyến đường kháng chiến Quân khu X.
Năm 1947, họa sĩ Dương Bích Liên chuyển công tác về báo Vệ quốc đoàn tiền thân của báo Quân đội Nhân dân ngày nay. Tại Tòa soạn ông phụ trách phần minh họa báo. Với lòng yêu nước và nhiệt huyết của tuổi trẻ, có lần họa sĩ đã đề nghị trung đội trưởng Mai Văn Hiến cho phép đi chiến đấu. Năm 1949, tại chiến khu Việt Bắc họa sĩ Dương Bích Liên được vinh dự kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) cùng với họa sĩ Mai Văn Hiến, nhà văn Trần Đăng là những trí thức văn nghệ sĩ đi kháng chiến. Bức ký họa chì than Nhà văn Trần Đăng (18x18), Cô Luyến (19x27) năm 1949 đã được sáng tác trong dịp này.
Năm 1951-1954, ông làm cán bộ sáng tác Hội Văn nghệ Việt Nam. Ông tham gia ban tổ chức triển lãm Mỹ thuật năm 1951 tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang, triển lãm trưng bày gần 300 tác phẩm của nhiều tác giả. Đây là một triển lãm lớn nhất của giới mỹ thuật trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp mà Bác Hồ đã gửi thư cho các họa sĩ.
Cuối mùa xuân 1952, từ Thái Nguyên họa sĩ Dương Bích Liên được Hội Văn nghệ Việt Nam gửi đến an toàn khu để vẽ Bác Hồ. Ông kể lại sự kiện này: Trước mặt tôi là vị chỉ huy tối cao của Cách mạng, nhưng không thấy có chút uy quyền, ngạo mạn hách dịch nào toát ra từ con người ấy, và cũng không thấy vẻ gì thánh nhân như nhiều tiếng đồn đại và chính Bác trong lúc nói chuyện với tôi cũng nói trước rằng “Bác nhiều công việc không có thời gian ngồi làm mẫu, muốn vẽ Bác cháu ta phải tìm cách thức nào đấy để tiện lợi cho cháu cũng như cho Bác”.
Trong thời gian gần một tháng sống và làm việc bên Bác, ông đã ghi chép được nhiều ký họa về cảnh Bác Hồ đang làm việc và sinh hoạt như Bác Hồ đang làm việc bên chiếc máy chữ, Bác Hồ tay cầm bát ngô rắc cho đàn gà ăn, Bác Hồ nghỉ trưa trên chiếc chõng tre đầu hiên nhà và đặc biệt là một cuốn sổ tay ký họa các tư thế cầm thuốc lá của Bác
Thời gian ở bên Bác và những ký họa về Bác đã giúp ông có được những tác phẩm về Bác như: Bác Hồ làm việc ở chiến khu Việt Bắc - Chì than (1952) và nhiều tác phẩm sơn mài, sơn dầu lớn sau này. Gần một tháng ở bên Bác Hồ là một kỷ niệm không bao giờ quên đối với họa sĩ.
Hòa bình lập lại, cùng đoàn quân chiến thắng trở về tiếp quản Thủ đô, công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam, và tham gia thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam đầu năm 1957. Ông có nhiều chuyến đi công tác ở vùng cao, ghi chép được nhiều ký họa bằng chì than, có thể kể tới: Gia đình người Mèo - (1960); Cô gái Mèo; Hai mẹ con người Mèo - (1962) và các ký họa khác như: Nữ nông dân (1959); Những người thợ mộc (1960). Cũng trong giai đoạn này ông đã sáng tác nhiều tác phẩm sơn mài và sơn dầu có giá trị như: Chiều vàng -sơn mài, Hành quân đêm - sơn dầu (1962), Đi học đêm - sơn dầu
Suốt thời gian chiến tranh phá hoại, ông làm việc trong tổ sáng tác Hội Mỹ thuật Việt Nam cùng với các họa sĩ Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng, Lê Công Thành, Nguyên Hải, Lưu Công Nhân Ông luôn gắn bó với Hà Nội và sáng tác một số tác phẩm đáng chú ý như: Chân dung nhà văn Đoàn Phú Tứ; Nữ y tá trong chiến tranh (bột mầu); Tuổi thơ (sơn dầu); Công nhân lao động (chì than 1968); Tuổi thơ (sơn mài 1969); Nữ tự vệ (Chiến tranh chống Mỹ) - Bút sắt; Nữ sinh viên ( Chì than 1970 ). Đặc biệt tác phẩm sơn dầu có tên Hào sáng tác năm 1972 đã tạo nên một sự kiện trong giới văn học nghệ thuật. Tác phẩm này đã không được trưng bày tại triển lãm mỹ thuật vì bị cho rằng có vấn đề về nội dung. Từ sau tác phẩm này ông chuyển sang vẽ chân dung về những người bạn và đặc biệt là đề tài thiếu nữ.
Từ bác sĩ, y tá, đến cô bán hàng, học sinh, sinh viên một việc làm mà ông cho là “Một cách viết nhật ký thú vị nhất trong cuộc sống hàng ngày”. Ông đã dành cho loạt tác phẩm này những tình cảm say mê, trong sáng, ưu ái và trìu mến nhất như: Cô gái và biển -1, Cô gái và biển-2 (1974)
Sau ngày miền Nam hoàn tòan giải phóng, họa sĩ Dương Bích Liên bên cạnh sáng tác tranh chân dung như: Chân dung cô Xuân - sơn dầu; chân dung cô Tuyết - sơn dầu; chân dung - phấn màu; Thiếu nữ và hoa cúc - sơn dầu; chân dung ba Yến (1983); chân dung cô Mai - sơn dầu (1985); Mùa xuân và thiếu nữ- sơn dầu; Mùa thu và thiếu nữ- sơn dầu; Chiều quê- sơn mài; Đi cấy-sơn mài; Cô gái bên hồ- sơn mài; Làng ven sông- sơn mài(1982); Gửi lời chào Lacqueline Picasso - sơn dầu; Gửi lời chào- sơn dầu (1986)
Đặc biệt hình ảnh Bác Hồ đã được ông trân trọng qua các tác phẩm: Bác Hồ đi công tác ở Việt Bắc - sơn mài (1980); Hồ Chủ tịch qua suối - sơn dầu (1981); Hồ Chủ tịch và các chiến sĩ; Bác Hồ với bộ đội-sơn mài-1983. Tác phẩm Bác Hồ đi công tác ở Việt Bắc đã giành được giải A triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1980- một cuộc triển lãm lớn từ sau khi nước nhà được thống nhất.
Những tháng cuối năm 1987 ông vẽ tác phẩm sơn dầu cuối cùng lấy tên là Ngõ cụt.
Có thể nói các tác phẩm của họa sĩ Dương Bích Liên nổi lên ở nhóm chân dung thiếu nữ với các chất liệu chì than, phấn mầu, sơn dầu, các tác phẩm sơn mài về phong cảnh thiếu nữ với một phong cách riêng lộng lẫy, tĩnh lặng, gợi cảm với nhiều khỏang trống và gam mầu nóng với màu vàng đặc trưng. Tranh sơn dầu của họa sĩ Dương Bích Liên gây được ấn tượng mạnh bởi cách bố cục nhiều mảng lớn, khỏe khoắn và đầy xúc cảm.
Các tác phẩm của họa sĩ Dương Bích Liên có giá trị cao về mặt nghệ thuật, về sự sáng tạo trong bố cục, trong sử dụng chất liệu, trong ngôn ngữ tạo hình và khả năng biểu cảm của chiều sâu tư duy đậm đà chất lãng mạn và nhân văn. Con người Dương Bích Liên là một nhân cách sống chân thành, tự kỷ, kiên định, thân phận nghệ sĩ cô đơn khát khao đi tìm cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình.
9h00 sáng ngày 12/12/1988, họa sĩ Dương Bích Liên đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng của mình ở Hà Nội. Họa sĩ Dương Bích Liên, một họa sĩ nổi tiếng của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, một con người lặng lẽ giành cả cuộc đời mình cho nghệ thuật, sinh thời ông vẫn thường nói: “Con đường nghệ thuật là rất hà khắc và không có sự tiến bộ- anh đã là thế nào thì vẫn là như thế đấy, đến khi đi xuống nấm mồ không phải che mặt nạ”. Họa sĩ Dương Bích Liên đã ra đi nhưng những gì ông để lại mãi mãi là vốn quý của nhân dân và của dân tộc.
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết