forum tạo dáng 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down
ruoitrau
ruoitrau
THÀNH VIÊN 200
THÀNH VIÊN 200
Tổng số bài gửi : 226
Thanks! : 1
Join date : 05/09/2009
https://taodang3.forumvi.com

Bùi Xuân Phái, họa sĩ của Phố phường Hà Nội Empty Bùi Xuân Phái, họa sĩ của Phố phường Hà Nội

6/9/2009, 12:07 pm
Bùi Xuân Phái là một họa sĩ bậc thầy của hội hoạ
hiện đại Việt Nam. Tranh vẽ về phố phường và cảnh sinh hoạt hàng ngày
của Hà Nội là bộ phận đáng kể nhất trong sự nghiệp nghệ thuật của ông.
Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng viết: "Bùi Xuân Phái vẫn là một họa sĩ gây
ấn tượng nhất trong đời sống tình cảm của người Việt Nam. Đó là tình
cảm về cố hương, cố nhân và đời sống thường nhật mà chúng ta hay lãng
quên. Đối với Bùi Xuân Phái, vẽ cũng là hơi thở, cũng như nhu cầu ăn
uống, cần liên tục và hàng ngày... Khó đếm chính xác số lượng tranh của
Bùi Xuân Phái, cũng như khó đoán định tâm trạng ẩn nhẫn của họa sĩ qua
từng bức tranh". Họa sĩ Việt Hải nhận định: "Bùi Xuân Phái vẽ để sáng
tỏ 3 điều: Tôi là người tốt. Tôi là người yêu nước. Tôi là người có
tài".


Bùi Xuân Phái sinh ngày 1-9-1921 tại Hà Nội. Ông vào học trường Cao
đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa cuối cùng 1941-1946. Khi còn là học sinh
Truờng Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Bùi Xuân Phái đã vẽ phố và đã đi
dự triển lãm ở Tokyo. Năm 1946, ông đã nhận giải thưởng Triển lãm Mỹ
thuật toàn quốc. Ngày 10-9-1996, Chủ tịch nước Lê Đức Anh ký Quyết định
số 911KT/CTN tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 cho 77 công trình, cụm
công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực, trong đó có 8 bức tranh sơn dầu
của Bùi Xuân Phái đã mang đến vinh dự lớn lao cho cả cuộc đời sáng tác
của ông - Giải thưởng Hồ Chí Minh. Trước đó, Bùi Xuân Phái đã từng nhận
được nhiều giải thưởng khác (Mỹ thuật toàn quốc 1980, Mỹ thuật Thủ đô
1969, 1981, 1983, 1984; Giải thưởng đồ họa Leipzig...). Nhưng sự ghi
nhận lớn nhất mà ông giành được không chỉ ở các giải thưởng, mà ở cái
tên cả nước Việt Nam đều biết: "Phố Phái". Mỗi con đường, mỗi phố đều
mang tên một danh nhân, còn những phố, đường mang tên "Phố Phái" thì
nhiều không ai đếm được. Nó tồn tại trong hoài niệm của rất nhiều
người, dù thành phố có đổi thay. Những nơi gợi lại bóng hình "Phố Phái"
vẫn là những nơi chứa chan nhiều cảm xúc.


Suốt trong 40 năm lao động nghệ thuật, Bùi Xuân Phái dành cho Hà Nội
tất cả tình yêu của mình. Ông sống là để vẽ, vẽ vào bất cứ lúc nào, bất
cứ chỗ nào có thể vẽ được. Những tranh phố của ông đủ dựng nên một
thành phố thật, thân thiết với những Hàng Khoai, Hàng Mắm, Hàng Chĩnh,
Hàng Rươi, nhưng là một thành phố của ký ức. Đó là những mảng tường vôi
lở, những mái ngói rêu phong, những ô cửa nhỏ đợi chờ, những đám mây
trắng ngần, những cột điện đầu ngõ xiêu vẹo... Một bút pháp vừa thực
vừa hư, gây ấn tượng sâu sắc. Nó làm người ta không ngờ những nơi bình
dị mắt ta quen nhìn hàng ngày lại có thể đẹp một cách giản dị và mãnh
liệt. Nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân viết: "Hà Nội rất hội họa ở
những phố phường xưa. Và có thể nói công bằng, theo cách của nghệ thuật
rằng, Bùi Xuân Phái đã phát hiện ra nó. Là người Hà Nội, hình như ông
được sinh ra để gắn bó, để cảm hóa chúng ta về một thế giới thể hình và
màu sắc của riêng đây. "Phố Phái" là phố của chung tất cả mọi người,
ông chỉ là người đầu tiên phát hiện ra nó - người đầu tiên và sau ông,
hình như vẫn chưa có ai, dù đã có rất rất nhiều họa sĩ say mê đi tìm vẻ
đẹp nơi rêu phong phố cổ".


Một mảng tranh nữa mà Bùi Xuân Phái được coi là độc quyền - mảng về
nghệ thuật chèo. Ông đã vẽ được rất nhiều bức tranh về nghệ thuật chèo,
lớn và nhỏ. Những bức tranh chèo của Bùi Xuân Phái chứa đựng cái thẩm
mỹ dân gian hóm hỉnh của làng xã Việt Nam. Những hề say, hề gậy, những
đào lệch, đào thương... được làm sống động bằng một ngôn ngữ hội họa.
Các nhà phê bình cho rằng ứng xử thẩm mỹ của Bùi Xuân Phái với sân khấu
chèo của mình là thân thiện và nhân tình. Những bức tranh của ông làm
nên một ngôn ngữ chèo. Nhân vật người nông dân đồng bằng Bắc Bộ xuất
hiện đầy chất thơ, sâu sắc và nhẹ nhõm. Năm 1960, Bùi Xuân Phái làm
trang trí cho vở chèo "Sợi tơ vàng". Ông phát hiện ra chèo từ đấy, tạo
ra một thế giới riêng cho mình và cho chèo. Khác hẳn với phố cổ, mảng
tranh chèo khiến cho người xem phát hiện ra một Bùi Xuân Phái trẻ
trung, dí dỏm.


Không chỉ có phố cổ, không chỉ có chèo, không chỉ có chân dung, Bùi
Xuân Phái còn có những bức tranh đẹp về nhiều miền khác nhau của Tổ
quốc: "Mỏ than", "Xúc than vào lò" "Phân xưởng nhuộm", "Hòa bình",
"Cảng Đà Nẵng", "Phố cổ Hội An"... Bùi Xuân Phái vẽ tranh giản dị.
Người ta nhận ra tranh của ông ở từng nét vẽ, từng mảng màu, không thể
nhầm lẫn với ai.


Hơn 40 năm lao động nghệ thuật, Bùi Xuân Phái đã để lại hàng nghìn tác
phẩm. Tranh của ông được trưng bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và
nhiều nước trên thế giới. Nhà sưu tập nổi tiếng Trần Hậu Tuấn (Thành
phố Hồ Chí Minh) đã tập hợp rất nhiều tranh của Bùi Xuân Phái. Anh cũng
là người đứng ra thành lập nhà tượng niệm họa sĩ tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Năm 1998, nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của ông (24-6-1988), Trần
Hậu Tuấn cùng gia đình họa sĩ cho ra đời cuốn sách ­"Bùi Xuân Phái.
Cuộc đời và Tác phẩm". Cuốn sách có thể coi là một triển lãm toàn cảnh
thu nhỏ mà khi họa sĩ còn sống chưa có điều kiện thực hiện.
solsol
solsol
THÀNH VIÊN 100
THÀNH VIÊN 100
Giới tính : Nam Tổng số bài gửi : 160
Thanks! : 5
Join date : 05/09/2009
Age : 36
Đến từ : HN

Bùi Xuân Phái, họa sĩ của Phố phường Hà Nội Empty TRANH BUI XUAN PHAI TAI BTMTVN

6/9/2009, 5:01 pm
Bùi Xuân Phái, họa sĩ của Phố phường Hà Nội Qqqq103
Bùi Xuân Phái, họa sĩ của Phố phường Hà Nội Moz-screenshot-4
ruoitrau
ruoitrau
THÀNH VIÊN 200
THÀNH VIÊN 200
Tổng số bài gửi : 226
Thanks! : 1
Join date : 05/09/2009
https://taodang3.forumvi.com

Bùi Xuân Phái, họa sĩ của Phố phường Hà Nội Empty Re: Bùi Xuân Phái, họa sĩ của Phố phường Hà Nội

20/10/2009, 3:07 pm
Trong số các họa sĩ thuộc lớp cuối cùng của
Trường Mỹ thuật Đông Dương, ít có họa sĩ nào để lại cho đời nhiều giai
thoại đáng yêu như Bùi Xuân Phái. Họa sỹ Bùi Thanh Phương - con trai
của cố danh họa đã "bật mí" 3 giai thoại về ông mà nhiều người hâm mộ
yêu thích.

Bức chân dung vẽ trong quán cà phê

Bùi Xuân Phái, họa sĩ của Phố phường Hà Nội 01
Họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ tranh tại cà phê Lâm.

Người sống cùng thời với danh họa Bùi Xuân Phái vẫn còn nhớ kỷ niệm về
những bữa tiệc rượu hoặc trà có sự hiện diện của ông. Như đã thành
thông lệ, bao giờ người ta cũng đẩy ra trước mặt ông tấm toile trắng
hoặc tờ giấy trắng với cây bút vẽ.

Một lần họa sĩ Bùi Xuân Phái tề tựu với mấy người bạn thân tại Cà phê
Lâm. Trong lúc cao hứng trà dư tửu hậu, lại có cả cô gái tên Nga rất
xinh đẹp ở đó, theo lời đề nghị của bạn hữu, họa sĩ Bùi Xuân Phái đã vẽ
một loạt các chân dung về mỹ nhân ấy chỉ với bút mực và... cà phê đen.
Họa sĩ đã vẽ như đang biểu diễn trước những con mắt chứng kiến của bạn
bè thân hữu. Khi họa sĩ kết thúc, người ta đếm được tất cả có đến 30
bức họa.

Họa sĩ Bùi Xuân Phái tặng mọi người có mặt số tranh đó. Cô Nga được họa
sĩ ưu tiên cho chọn trước 5 bức tranh. Nhà thơ Dương Tường được tặng 12
bức. Số tranh còn lại được tặng cho họa sĩ Lưu Công Nhân và vài người
khác có mặt.

Bùi Xuân Phái, họa sĩ của Phố phường Hà Nội 02
Tranh thiếu nữ vẽ bằng cà phê.

Nhiều năm sau, giá bán cho một bức tranh vẽ trong lúc cao hứng đó của
họa sĩ Bùi Xuân Phái trên "sàn" mỹ thuật trong nước khởi điểm là 2.400
USD. Cô Nga- người mẫu trong buổi chiều đáng nhớ đó, hiện đang bị giới
đại gia sưu tập tích cực tìm kiếm, săn lùng để... "đọc lệnh thu hồi"
các bức tranh - theo cách nói vui của họ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa
ai tìm được cô người mẫu tên Nga cũng như 5 bức tranh mà cô người mẫu
này đang giữ.

Bị nhạc sỹ Trịnh Công Sơn "xù tiền công"

Là một nhạc sĩ tài hoa nhưng Trịnh Công Sơn cũng rất mê hội
họa. Và nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã từng vẽ chân dung nhiều bạn hữu.
Không chỉ thích vẽ người khác, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn cũng thích được
các họa sĩ vẽ chân dung mình. Trong một lần ra thăm Thủ Đô, nhạc sỹ
Trịnh Công Sơn đã đề nghị họa sỹ Bùi Xuân Phái vẽ cho mình một bức chân
dung làm kỷ niệm. Để vui lòng họa sĩ, Trịnh Công Sơn hứa khi trở về Sài
Gòn sẽ gửi ra biếu họa sĩ một hộp sơn. Nghe vậy, họa sỹ Bùi Xuân Phái
vui vẻ đồng ý.

Bùi Xuân Phái, họa sĩ của Phố phường Hà Nội 03
Góc kỷ vật đồ vẽ của Bùi Xuan Phái (đã được thu nhỏ): Trong tủ là bảng pha
mầu, những tube mầu dùng dở cùng bút vẽ, chiếc đèn dầu, cái điếu cày...
những vật dụng thân thiết của họa sĩ, tất cả được lưu giữ trân trọng trong tủ kính
của bảo tàng Bùi Xuân Phái của nhà sưu tập Trần Hậu Tuấn.

Ông hăm hở lôi đồ nghề ra vẽ ngay bức chân dung Trịnh Công Sơn bằng
chất liệu sơn dầu (oil painting) kích thước khá lớn. Sau đó, nhạc sỹ
Trịnh Công Sơn về Sài Gòn đã mang theo bức tranh. Còn họa sĩ họ Bùi ở
nhà, chờ đợi hộp sơn, nhưng "chờ đợi mãi cuối cùng...em chẳng đến".
Chắc hẳn nhạc sĩ họ Trịnh đã mải mê với "mỗi ngày tôi chọn một niềm
vui" nên đã quên hẳn hộp sơn như lời đã hứa.

Thế rồi, một ngày, họa sĩ họ Bùi bất ngờ nhận được thư của nhạc sỹ
Trịnh Công Sơn gửi ra, trong thư có đoạn viết: "Ngày nào em cũng nhớ
đến anh..". Họa sĩ Bùi Xuân Phái vốn có tiếng là người hóm hỉnh, và
cũng có ý muốn nhắc khéo nhạc sĩ Trịnh Công Sơn về món quà đã hứa, nên
trong thư phúc đáp ông bèn viết: "Ngày nào tôi cũng nhớ đến Sơn".

Bức chân dung Trịnh Công Sơn do họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ đã được giới
hội họa đánh giá cao, đồng thời cũng được xem là bức tranh xuất sắc và
có thần nhất vẽ nhạc sĩ họ Trịnh. Hiện nay bức chân dung Trịnh Công Sơn
đã trở nên vô giá.

Ước mơ một chiếc đồng hồ

Bùi Xuân Phái, họa sĩ của Phố phường Hà Nội 04
Góc kỷ vật của Bùi Xuân Phái: Trong đó có một chiếc đồng hồ (Ảnh đã được
thu nhỏ)

Nhiều người đã bất ngờ và thú vị khi xem mặt sau của một tác phẩm chất
liệu bằng bột mầu, vẽ trên giấy của họa sĩ Bùi Xuân Phái, có dòng chữ
do chính ông viết: "Tiến tới một xe đạp và một đồng hồ". Đó là những
năm cuối thập niên 1960, thời kỳ khó khăn nhất về kinh tế và cả những
bó buộc về tinh thần trong cuộc đời họa sĩ. Giai đoạn này, họa sỹ Bùi
Xuân Phái không có xe đạp và đồng hồ. Ông luôn ao ước có một chiếc đồng
hồ để theo dõi thời gian vẽ của mình.

Năm 1969, họa sỹ nhận được giấy giới thiệu của Hội Mỹ thuật VN, trong
đó có ghi rằng Bùi Xuân Phái thuộc biên chế của Nhà nước, đề nghị cửa
hàng tạo điều kiện được mua 1 chiếc đồng hồ đeo tay. Nhưng kẹt một nỗi
có giấy giới thiệu trong tay mà không có tiền thì cũng vô nghĩa. Phải
mất vài ngày sau, bà Sính- vợ họa sỹ Bùi Xuân Phái mới vay mượn của
người thân, gom đủ số tiền là 160 đồng để đưa cho ông đến cửa hiệu ở
phố Cửa Nam mua đồng hồ. Đó là chiếc đồng hồ đeo tay Pôn Zốt của Liên
Xô, có giá trị khoảng 2 tháng lương của một viên chức thời đó.

Hôm đi mua đồng hồ, bà Sính đã đưa cho ông chiếc khăn mùi soa, căn dặn
kỹ khi mua được đồng hồ thì dùng khăn bọc lại, đừng vội đeo ngay đồng
hồ vào tay kẻo bị cướp. Lúc đi, họa sỹ dắt theo hai con trai (Kỳ Anh và
Thanh Phương). Khi mua được đồng hồ, họa sỹ đưa đồng hồ cho con trai
lớn là Kỳ Anh gói vào khăn, cho vào túi quần. Kỳ Anh làm theo, vừa đi
vừa túm thật chặt nhưng cứ đi được một đoạn, họa sỹ Bùi Xuân Phái lại
bảo con mở đồng hồ ra cho... ngắm nghía một chút. Chiếc đồng hồ này,
họa sỹ dùng được một thời gian thì bị mất do sơ ý để quên ở nhà tắm
công cộng.

Bùi Xuân Phái, họa sĩ của Phố phường Hà Nội 05
Xe đạp: Họa sĩ Bùi Thanh Phương giới thiệu với khách tham quan bảo tàng Bùi
Xuân Phái về chiếc xe đạp cũng là niềm mơ ước của danh họa.

Đến năm 1979, một người hâm mộ nghệ thuật tên là Sinh Thành - vốn là
một người thợ sửa chữa đồng hồ có tiếng thời bấy giờ đem một chiếc đồng
hồ đeo tay đến gặp họa sỹ Bùi Xuân Phái, ngỏ ý muốn đổi lấy tranh của
ông. Chiếc đồng hồ kiểu "Thuỷ quân lục chiến" được sản xuất ra để phục
vụ trong quân đội, dành cho các chiến binh khi phải lặn xuống dưới biển
sâu. Ông Sinh Thành giới thiệu giá trị của nó là nửa chỉ vàng (khoảng
25 USD vào thời đó). Vốn mê đồng hồ, Bùi Xuân Phái vui vẻ đồng ý. Ông
cho vị khách quyền lựa chọn bức nào cảm thấy ưng ý trong xưởng vẽ của
mình. Ông Sinh Thành đã chọn luôn bức sơn dầu kích thước lớn nhất, đó
là bức "Ha Noi by night" (Đêm Hà Nội). Vì chiếc đồng hồ này vốn là đồ
của nhà binh, khá to và nặng nên họa sỹ chỉ dùng được vài hôm thì chán.
Ông đã cho con trai mình là anh Bùi Thanh Phương. Hiện nay chiếc đồng
hồ đã trở thành một phần trong bảo tàng của Trần Hậu Tuấn.

Sau khi họa sỹ Bùi Xuân Phái mất, ông Sinh Thành đã bán bức Phố Ðêm Hà
Nội cho một người sưu tầm tranh Hàn Quốc với giá 12.000 USD. Vài năm
sau, người Hàn Quốc ấy bán cho một người Nhật với giá 75.000 USD trong
một cuộc triển lãm. Người ta đã nói vui: Nếu số tiền đó chỉ dùng để mua
đồng hồ thì chắc phải dùng đến bao tải để đựng!

Đến thập niên 1980, bắt đầu có nhiều khách ngoại quốc được phép thăm
xưởng vẽ và mua tranh, cuộc sống của họa sỹ khấm khá hơn. Lúc này, việc
sở hữu một chiếc đồng hồ đeo tay không còn quá khó với ông. Thế nhưng
ám ảnh về quỹ thời gian vẫn đeo đuổi ông. Trong một lần đi họp, một vị
lãnh đạo Thành phố Hà Nội có quen biết đã hỏi: "Nếu có một điều ước thì
ông sẽ ước điều gì?" họa sỹ đã trả lời: "Tôi sẽ ước một ngày có 25 giờ.
Như vậy mỗi ngày tôi sẽ có thêm một giờ để làm việc". Trong nhật ký,
họa sỹ Bùi Xuân Phái có làm một bài thơ về thời gian: " Thời giờ đi rõ
thật nhanh/ Đã đi không thể có phanh nào kìm/ Vẽ đi kẻo tiếc con tim/
Đập đi đập lại rồi im lúc nào"
avatar
Hà N?i s
Khách viếng thăm

Bùi Xuân Phái, họa sĩ của Phố phường Hà Nội Empty Hà Nội sẽ có … phố Phái?

25/10/2009, 3:15 pm
Submitted by Thu Hien on August 25, 2009 – 6:54 amNo Comment

This is some text prior to the author information. You can change this text from the admin section of WP-Gravatar To change this standard text, you have to enter some information about your self in the Dashboard -> Users -> Your Profile box. Read more from this author

phai4Hướng tới Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội phối hợp với Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã có một ý tưởng thú vị là lập dự án chỉnh trang, nâng cấp tuyến phố đi bộ có chiều dài ước tính 1.000m, từ quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (đài phun nước ven Hồ Gươm) đến điểm dừng là Tháp nước Hàng Đậu.

Trong tương lai không xa, việc người dân đi bộ trên tuyến phố này sẽ liên tục vào các buổi chiều tối trong tuần. Điểm ấn tượng nhất trong dự án là những điểm nhấn đặc biệt. Đó là những nếp nhà trong tranh của cố họa sĩ Bùi Xuân Phái sẽ được tái hiện lại trên tuyến phố đi bộ. Và, Tháp nước Hàng Đậu được đưa vào phục vụ mục đích văn hóa – du lịch.

phai1

Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (Đài phun nước Hà Nội, ven Hồ Gươm)


Ý tưởng thú vị

Có một nhà văn đã nói: “Đến với Hà Nội của tôi, bạn chớ tìm cái vẻ kỳ vĩ, cái làm bạn sửng sốt. Hãy đón nhận lấy cái vẻ, cái chất quen thân của phố phường, của người Hà Nội“. Đó chính là khu 36 phố phường, còn gọi là khu phố cổ, hay khu phố cũ là một cư dân đô thị mang dấu ấn thời trung đại, nằm ở ngoài trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

Khi xưa, khu đô thị tập trung dân cư làm các nghề tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương diễn ra tấp nập, hình thành nên những phố nghề đặc trưng. Những con phố gắn liền với mặt hàng truyền thống tạo nên tên phố. Không khí giao thoa buôn bán đã hình thành nên tính cách riêng biệt của người dân Kẻ Chợ, đi vào nếp sống, nếp nghĩ, đời sống sinh hoạt của cư dân thị thành – kinh đô Thăng Long.

Theo nhận định của kiến trúc sư (KTS) Hoàng Đạo Kính, Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam: “Khu phố cổ Hà Nội là một di tích kiến trúc đô thị có những đặc trưng cơ bản và đầy đủ nhất của mô hình cư dân đô thị truyền thống người Việt“.

Không gian nơi đây có một sự lưu luyến, mời gọi với những ai đã từng một lần biết đến Hà Nội. Ngày 5/4/2004, Bộ Văn hóa – Thông tin đã xếp hạng khu phố cổ Hà Nội danh hiệu Di sản lịch sử của quốc gia. Và ngay trong cùng năm, tuyến phố đi bộ được mở ra vào 3 buổi tối trong tuần, từ Hàng Đào – Hàng Ngang – Hàng Đường – Đồng Xuân.

Trong dự án đề xuất lần này sẽ chỉnh trang nâng cấp các dãy phố cổ, cùng với nhiều hạng mục khác, đã có sự thay đổi. Tuyến phố đi bộ kéo dài hơn, diễn ra liên tục vào các buổi chiều tối trong tuần. Điểm bắt đầu đi bộ từ Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục nối với phố Hàng Đào – Hàng Ngang – Hàng Đường – Đồng Xuân – Hàng Giấy và Hàng Đậu. Một điều đặc biệt, Tháp nước Hàng Đậu, im lìm không hoạt động đã hơn 30 năm là điểm dừng chân cuối cùng sẽ được đưa vào mục đích khai thác cho khách thăm quan.

1.000 mét cho tuyến phố đi bộ, như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt chạy thẳng, không ngoằn ngoèo, uốn khúc, đi qua các dãy phố cổ, những con phố đặc trưng cơ bản nhất của Hà Nội cổ xưa. “Không dễ gì quên đi quá khứ”, phải chăng là ý tưởng chủ đạo khi các nhà quy hoạch kiến trúc đưa ra bản đề cương dự án. Một số chi tiết tạo thành điểm nhấn trong dự án đều cho ta quay về thời khắc của lịch sử.

phai3
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục xưa (ảnh sưu tầm : Ashui.com)

Tên Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, xem ra còn xa lạ với nhiều người, nhất là thế hệ trẻ, bởi chúng ta quen gọi nơi đó là đài phun nước ven Hồ Gươm. Đài phun nước nằm ở giữa một khoảng không gian rộng, chính là quảng trường, với nhiều phân luồng đường, đầu nối giữa các phố Lê Thái Tổ, Hàng Đào, Đinh Tiên Hoàng, Cầu Gỗ.

Thời Pháp thuộc, quảng trường này có tên gọi là Place Négrier (Négrier là tên của một vị tướng người Pháp). Nhưng những người dân An Nam yêu nước nhất quyết không chịu lấy tên Tây đó để gọi mà lại gọi nơi đây là Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Ngay từ thế kỷ XIX, một phong trào yêu nước mang tên Đông Kinh Nghĩa Thục.

Đông Kinh là tên kinh thành Thăng Long thời Lê Sơ, còn hai từ “Nghĩa Thục” chỉ sự khí khái của những người được học làm việc nghĩa, sẵn sàng xả thân cho đất nước. Trước đây, trong giai đoạn nước nhà bị thực dân Pháp đô hộ, những sĩ phu yêu nước đã tập hợp cùng nhau mở trường học, năm 1907, mở đầu cách tân văn hóa miền Bắc.

Cùng năm thực dân Pháp thấy sự ảnh hưởng của việc học và dạy nên đã đóng cửa trường, rồi chúng bắt một số các sĩ phu yêu nước đày ra Côn Đảo. Sách sử còn chép: “Quảng trường này xưa kia là bãi đất rộng, các nhà cầm quyền dùng làm nơi hành quyết các sĩ phu yêu nước”. Sau này, nơi đây được dùng làm trạm tàu điện, cho đến năm 1992 thì bị dẹp bỏ hoàn toàn.

Người dân của thủ đô, đa phần không ai xa lại với hình ảnh Tháp nước Hàng Đậu. Có vị trí khá đặc biệt, là điểm chính giữa của bảy trục giao thông các tuyến phố Hàng Đậu, Hàng Than, Quan Thánh, Phan Đình Phùng, Hàng Lược, Hàng Giấy. Tháp nước Hàng Đậu là một công trình của người Pháp xây từ năm 1894, có dung tích chứa 3.000 khối nước, được phục vụ cho sinh hoạt.

phai2Sau ngày đất nước thống nhất, Tháp nước Hàng Đậu không còn hoạt động. Tháp nước được xây kiên cố có hình dáng như một lô cốt hình tròn, với nhiều cửa tò vò nom như lỗ châu mai. Mái tháp nước có hình nón. Cho đến nay, kiến trúc độc đáo này thực sự độc nhất vô nhị có tại Việt Nam. Xét về mặt tổng thể, Tháp nước Hàng Đậu nối liền vườn hoa Hàng Đậu với những dải ghế đá và hàng cây xanh…

* Ảnh bên : Tháp nước Hàng Đậu (ảnh sưu tầm : Ashui.com)

Các nhà quy hoạch kiến trúc đô thị đã nghiên cứu đây chính là không gian hợp lý nhất, phù hợp với cảnh quan và môi trường để làm điểm dừng chân cuối cùng trên tuyến phố đi bộ kéo dài cả cây số.

Tuy nhiên, KTS Ngô Doãn Đức Viện trưởng – Viện Kiến trúc – Hội Kiến trúc sư Việt Nam, một trong những người xây dựng đề cương dự án cho biết: Khi bắt tay chỉnh trang và nâng cấp khu phố cổ, phải tính toán kỹ lưỡng, khoảng mấy trăm mét sẽ có khoảng dừng chân hợp lý, chỗ nghỉ cho người già, trẻ nhỏ đi bộ.

Thực chất, trong khu phố cổ để xây được một vài dải ghế băng, lấy chỗ chiếu nghỉ cho khách bộ hành là điều không tưởng. Vì vậy, phải linh hoạt trong khâu tổ chức, lồng kết thật tốt, mọi nhu cầu sinh hoạt của đời sống. Như nên chăng xây những quán cà phê hay nơi mua hàng với không gian thoáng đãng làm điểm dừng chân, như phương án của KTS Ngô Doãn Đức.

Không gian Hà Nội thường gắn nhiều với hoài niệm cổ xưa. Khách du lịch tìm đến Hà Nội, là lắng lòng mình lại với những ngôi nhà nhỏ liêu xiêu bên sông Hồng. Ngơ ngẩn cùng với không khí rạo rực tấp nập của người mua kẻ bán của 36 phố phường người dân thị thành. Để được hít hà cái vừa quen vừa lạ của đời sống sinh hoạt của cư dân 36 phố cổ Hà Nội.

Rồi đây, trong bản dự án, một niềm vui bồng bềnh dành cho ai yêu đến say mê phố cổ Hà Nội. KTS Ngô Doãn Đức thổ lộ: Nhà nước sẽ bỏ tiền mua 5 đến 7 ngôi nhà liền kề nhau trên tuyến phố đi bộ, để tái tạo lại những nếp nhà cổ của Hà Nội khi xưa. Đó chính là những ngôi nhà trong tranh Phố Phái, hay vẻ đẹp nên thơ, thuần khiết, gợi cảm mơ hồ trong những bức ảnh của Phú Thái, Đỗ Huân.

Ông Đức nhấn mạnh: Những ngôi nhà với lớp mái ngói chồng, xếp nếp, tạo cho người ta hình ảnh điệp trùng, cùng những bức tường quét vôi giản dị, nhất quán về màu sắc, có những mái ngói nâu và cánh cửa mở của một thời trông thật đơn sơ, bình dị.

Ở đây còn ngửi thấy cả hương liệu, không gian có mùi ẩm ẩm, mốc mốc. Sống trong không khí đầy thú vị, của chất liệu 2 chữ “con người” đẹp tự nhiên, mộc mạc chứ không cao sang, ke cẩm. Và cánh cửa gỗ có dóng ngang để cài, những bức mành bằng tre trước cửa đung đưa trước cửa nhà, mời gọi về câu chuyện cổ tích của Hà Nội khi xưa.

Trong dự án Nhà nước chọn mua những ngôi nhà hình ống, một trong yếu tố làm nên hồn cốt của khu phố cổ, sẽ được trả về nguyên vẹn với hình hài ban đầu. Nhà hình ống có chiều ngang từ 3m đến 5m, chiều dài khoảng vài chục mét. Ngôi nhà hình ống có những mảnh sân vườn, còn được gọi là giếng trời. Giếng trời là khoảng không gian cần thiết mang lại nguồn ánh sáng, sinh khí cho cả căn nhà hình ống.

phai4
Phố Hàng Đào xưa (ảnh sưu tầm : Ashui.com)

Trên tuyến phố đi bộ, xuất hiện thêm những ngôi nhà cổ được đầu tư một cách thích đáng. Nhà nước trả kinh phí can thiệp, làm nhà theo kiểu của Nhà nước quy định, tuy nhiên người dân, người chủ ngôi nhà vẫn giữ quyền là chủ nhà, có quyền lợi. “Tất nhiên chúng ta không lưu giữ, níu kéo chữ lạc hậu, nhưng hình ảnh, đường nét của đặc trưng phố cổ thì phải giữ” – KTS Ngô Doãn Đức sốt sắng.

Điểm mấu chốt cuối cùng vẫn là thỏa thuận giữa Nhà nước và người dân để sao cho tìm được hình ảnh trên tuyến phố đi bộ được thường xuyên, quảng bá Hà Nội với thế giới, tăng cường tính hấp dẫn cho du lịch.

Từ ý tưởng đến hiện thực

Trải qua thời gian, giờ đây phố cổ như một đại siêu thị khổng lồ, nơi đâu trên mặt các tuyến phố cổ cũng bán hàng la liệt. Những ngôi nhà cũ kỹ quen thuộc khi xưa gần mất dấu tích nhường chỗ cho dãy nhà san sát khung nhôm cửa kính, đáp ứng yêu cầu hiện đại, tiện, nhanh, giải quyết được nhu cầu tức thời nhưng gần như không để lại giá trị gì. Liệu người dân có chịu sống ở những ngôi nhà đã được cải tạo theo kiểu cổ xưa mộc mạc?!

Thật ra, để dự án đi vào khả thi có không ít những điều bất cập. Như không gian trong ngôi nhà hình ống giờ đã bị biến tướng rất nhiều. Trải qua thời gian, nhiều gia đình, thậm chí cả chục gia đình trú ngụ trong một ngôi nhà hình ống, làm cho điều kiện sinh sống trở nên tù túng và chật hẹp.

Những khoảng không gian, được gọi là giếng trời bị co vào, việc giải tỏa chẳng phải dễ dàng khi nếp sống đã ăn sâu vào người dân nơi đây. Ngôi nhà ống cổ truyền, một sáng tạo kiến trúc của Hà Nội ngàn xưa, trở thành một thách thức không nhỏ.

Bên cạnh đấy, ý tưởng lý thú, tuyến phố đi bộ cho cả tuần cũng là bài toán khó bề giải đáp với ngành giao thông và môi trường. Bởi vì, khu phố cổ Hà Nội được xây dựng từ thời kỳ chưa có các phương tiện cơ giới. Nay, với mật độ dân cư đông đúc, dày đặc, cùng với những phương tiện giao thông hiện đại. Có thể nói, 36 phố phường là nơi tập trung đông dân cư nhất của cả nước, với tỉ lệ 1.000 người/ha. Hiện tượng ùn tắc giao thông vẫn diễn ra thường xuyên.

phai_hangthiec
Phố Hàng Thiếc – tranh Bùi Xuân Phái (nguồn : buithanhphuong.com)

Tên tuyến phố như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường… làm cho ta liên tưởng đến một thời trong quá khứ với chức năng cũ là sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Nhưng trong thời buổi của một nền kinh tế mở, hiện tượng sính ngoại, bày bán quá nhiều những mặt hàng nhập khẩu mất đi hình ảnh đặc trưng truyền thống của con phố cổ. Nhưng bán hàng thủ công mỹ nghệ, hàng nội địa thì không cuốn hút được du khách. Đây cũng là một phép tính làm đau đầu các nhà quản lý.

KTS Ngô Doãn Đức thẳng thắn nhìn nhận: “Dự án chỉnh trang tuyến phố đi bộ về mặt kiến trúc, đáp ứng những cái tối thiểu chứ chưa tối đa. Làm nâng cấp và nghiên cứu làm sao cho tuyến phố trở thành tuyến phố đi bộ thường xuyên. Chứ không phải ôm một cái gì khổng lồ vào dự án bởi vì khu phố này là con gà đẻ trứng vàng. Một thước đất đụng đến rất nhiều thứ“.

KTS Đức thổ lộ: Trong quy hoạch dự án có đặt vấn đề mua khu nhà để có chỗ gửi xe cho khách đến tham quan, hay làm những con đường cơ giới. Tất cả, đều cần có sự đầu tư và người đi bộ cũng không bị phương tiện cơ giới xen lẫn, cũng không ra kiểu đi bộ.

GS-TS-KTS Hoàng Đạo Kính, Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nêu quan điểm của mình: “Khu phố cổ Hà Nội là một cơ thể đô thị già nua, với vô số căn bệnh và mâu thuẫn. Cải tạo khu phố này, phải hành động tế nhị, thận trọng như nhà phẫu thuật vậy. Cần tránh những giải pháp thô thiển, cực đoan, duy ý chí. Cái rìu, cái xe ủi hoàn toàn không phù hợp trong trường hợp này“.

Tuy nhiên, với một người đã từng gắn bó máu thịt với thủ đô 36 phố phường Hà Nội, ông bộc lộ sự chờ đợi mới mẻ khi tuyến phố đi bộ được nâng cấp, chỉnh trang. Và, chắc hẳn, nhiều người trong chúng ta đều hồi hộp, mong chờ đến ngày những con phố thân quen sẽ lại được trở về trong những áng thơ văn ngày nào của cụ Hoàng Đạo Thúy, của nhà văn Tô Hoài, Băng Sơn, Đỗ Chu… trong một thời gian không xa trước giờ Đại lễ kỷ niệm Thăng Long – Hà Nội tròn 1000 năm tuổi.

Thu Hien Blogkientruc theo Ashui
Sponsored content

Bùi Xuân Phái, họa sĩ của Phố phường Hà Nội Empty Re: Bùi Xuân Phái, họa sĩ của Phố phường Hà Nội

Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết