forum tạo dáng 3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Go down

Bạn có quan tâm đến đề tài này ?

92 - 99%
1 - 1%
 
Tổng số bầu chọn: 93
 
ruoitrau
ruoitrau
THÀNH VIÊN 200
THÀNH VIÊN 200
Tổng số bài gửi : 226
Thanks! : 1
Join date : 05/09/2009
https://taodang3.forumvi.com

Lịch sử mỹ thuật Việt Nam Empty Lịch sử mỹ thuật Việt Nam

6/9/2009, 6:44 am
Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
Những đặc điểm mỹ thuật thời nguyên thủy Việt Nam
Ở châu Âu, giai đoạn nghệ thuật tạo hình nguyên thủy phát triển đến trình độ cao chính là thời hậu kỳ đồ đá cũ. Còn trong những di chỉ đồ đá cũ ở Việt Nam phát hiện được đến nay như ở Núi Ðọ (Thanh Hóa) hay ở Trung Ðội, Yên Lương (Hà Nam Ninh), v.v..., thì không một vật nào có giá trị về mặt mỹ thuật. Những di tích có tính chất tạo hình rất thô sơ như ở Nà Ca (Bắc Thái), Ðồng Nội (Hà Nam Ninh), v.v... thì thuộc về thời kỳ đồ đá mới. Bởi thế, chúng tôi không chia từng giai đoạn như sử nguyên thủy thường chia, mà chỉ nhận xét chung về thời kỳ đồ đá và nêu ra một số đặc điểm của thời kỳ ấy ở nước ta mà thôi.
Từ dụng cụ của sơ kỳ đồ đá cũ ở Núi Ðọ còn rất thô sơ đến lưỡi rìu cầm tay như ở Thiệu Dương (Thanh Hóa), tổ tiên ta thời ấy đã có ý thức tìm tòi về hình dáng làm cho dụng cụ thích ứng hơn trong việc sử dụng. Những công cụ ấy đã có một hình thể nhất địh. Ðiều đó chứng tỏ bàn tay người thợ đã thuần thục, vững vàng.
Bước đến giai đoạn văn hóa Hòa Bình tiêu biểu cho đồ đá giữa, và Bắc Sơn tiêu biểu cho đồ đá mới, thì nghệ thuật làm đồ đá có những sáng tạo đặc sắc. Công cụ bằng đá hình dáng thống nhất gọi là "công cụ vạn năng” được thay bằng công cụ chuyên môn. Mỗi công cụ có hình dáng khác nhau: rìu đá, rìu xương, công cụ hình đĩa ném, kim bằng xương để khâu may... Trong việc gia công làm ra những vật dụng ấy, ta thấy chủ nhân của chúng không phải có mục đích duy nhất là dùng được, mà còn quan tâm đến mặt thẩm mỹ.
Trong những công cụ của hậu kỳ đồ đá mới, ngoài lưỡi rìu có vai danh tiếng thường được nói đến, còn có một di vật cực kỳ quan trọng vừa mới phát hiện, dễ chứng minh không thể chối cãi được sự phát triển liên tục nền văn hóa của tổ tiên ta từ thời đồ đá đến thời kỳ đồ đồng. Ðó là lưỡi rìu xéo bằng đá, tìm được vào đầu năm 1974 tại vùng ven biển huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa). Ðây là tiền thân của rìu đồng lưỡi xéo rất đặc biệt của văn hóa Ðông Sơn.
Những di tích thời đồ đá ở nước ta không phải chỉ tìm được trong hang động ở sâu trong đất liền, nhiều di chỉ hậu kỳ đồ đá mới ở gần bờ sông hay ven biển thời nguyên thủy như Văn Ðiển (Hà Nội), Hạ Long (Quảng Ninh) và điển hình là những xã Quỳnh Văn, Quỳnh Tùng, Quỳnh Hoa, v.v... ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ Tĩnh) bây giờ là ven biển. Những địa phương ấy có những đống vỏ sò rộng hàng ngàn mét vuông.
Những đống vỏ sò, điệp to lớn lẫn lộn với những bàn đá nghiền hạt, mảnh gốm “chì lưới” bằng đất nung, v.v... tìm được trong nhiều di chỉ hậu kỳ đồ đá mới, chứng tỏ rằng người nguyên thủy ở Việt Nam bấy giờ không phải chỉ sống bằng săn thú rừng như người nguyên thủy nhiều nơi khá mà họ còn sống bằng cá, cua, sò, điệp, trai, tôm, ốc tìm bắt ở sông, biển và đã bắt đầu biết một số cây ăn quả, nhất là lúa nước. Theo nhiều nhà nghiên cứu, đất Việt Nam ta là một quê hương của lúa nước... Thú rừng không phải là vật duy nhất quan hệ đến đời sống của người nguyên thủy Việt Nam. Cho nên, chắc có lẽ vì vậy, ở các nơi cư trú của người nguyên thủy không thấy vẽ hay tạc nhiều hình thú như ở Âu, Phi.
Nghệ thuật tạo hình thời đồ đá
Ðến nay, về nghệ thuật tạo hình thời nguyên thủy ở Việt Nam, chúng ta chưa thấy hình vẽ hay tạc vào đá mộ trình độ khá. Tại Nà Ca (Bắc Thái), người ta thấy hình một mặt người khắc vào đá. Trong hang Ðồng Nội (Hà Nam Ninh), thì có ba mặt người chạm nổi. Cũng ở Ðồg Nội (Hà Nam Ninh), ngoài hình mặt người, còn có hình đầu một loài thú, không rõ loài gì. Ðây là hình thú tạc vào đá độc nhất của thời nguyên thủy tìm thấy đến nay ở nước ta. Thời gian gần đây, tại di chỉ Văn Ðiển, người ta phát hiện một tượng đá bé bằng ngón tay út chúng ta, tạc hình người. Tượng tròn bé này cũng là tượng tròn hình người bằng đá độc nhất của người nguyên thủy tìm được ở nước ta đến nay.
Trong hang Lam Gan (Hà Sơn Bình), người ta thấy hình một cành cây khắc trên mũi dùi bằng xương. Ở Làng Bon, Yên Lạc (Bình Trị Thiên) có hình cành lá khắc trên đá cuội, v.v...
Những thể hiện hình người và vật kể trên còn rất thô sơ. Một điểm đáng chú ý là trên đỉnh đầu những hình mặt người ở hang Ðồng Nội, người ta thấy như một cái chạc hình chữ Y không hiểu tượng trưng cho cái gì? Phải chăng đây là nét thô sơ thể hiện lông chim, ngụy trang trên đầu người như chúng ta thấy trong hình người trang trí trên mặt trống đồng Ngọc Lũ và các di vật khác của thời Ðông Sơn?
Trên đây là hầu hết di tích thời nguyên thủy thể hiện hình người và vật tìm thấy ở nước ta đến năm 1974.
Ðồ gốm thời nguyên thủy
Việc biết dùng ngũ cốc là thức ăn là một cuộc cách mạng trong xã hội nguyên thủy. Chẳng những nó cho phép con người có thể định cư mà còn thay đổi nếp sống và dụng cụ thường dùng. Những khí giới bằng đá không đủ cho đời sống hàng ngày nữa, người ta còn cần có nồi, niêu, chum, vại để nấu, đựng thức ăn; do đó, đồ gốm ở nước ta được chế tạo ra rất sớm để đáp ứng nhu cầu đời sống. Việc chế tạo ra đồ gốm là một sự kiện hết sức quan trọng trong đời sống của người nguyên thủy; và trong việc chế tạo này, tổ tiên ta mới có điều kiện phát triển khả năng về trang trí và tạo hình.
Từ thời nguyên thủy xa xôi, nghề đan lát đã phát triển ởnước ta, do nguyên liệu tre nứa rất dồi dào. Những người làm đồ gốm đầu tiên, khi chưa biết dùng bàn nặn xoay, thì thường đan khuôn bằng nan tre theo hình nồi, niêu, chum, vại rồi trát một lớp đất sét dày mỏng tùy theo ý muốn đồ gốm dày hay mỏng. Khi đất khô, người thợ đem nung cho cháy khuôn nan và chín đất. Ở di chỉ Minh Cầm (gần Lạng Sơn), di chỉ Bầu Tré (Bình Trị Thiên), v.v... người ta thấy những mảnh gốm có dấu khuôn đan. Trong buổi đầu của nghề làm đồ gốm, người nguyên thủy ở Việt Nam đã tìm ra được hình dáng vò, vại, chum, nồi hợp lý. Hình dáng các vật ấy, người thợ gốm ngày nay không làm khác mấy.
Khuôn đan in vào vại, vò lúc còn ướt thành một thứ hoa văn trang trí. Ðến khi trình độ nghệ thuật của người thợ đồ gốm đã khá, người ta không dùng khuôn đan nữa, song vì quen mắt và yêu cầu thẩm mỹ, người ta vẽ bằng que hay dập hoa văn phỏng theo dấu in của khuôn đan. Dần dần hoa văn trong đồ gốm trở nên phong phú, chẳng hạn như hình kép của hình sóng gợn (mảnh gốm tìm được ở di chỉ Khe Tong – Bình Trị Thiên), hình chữ chi, hình nan rổ (mảnh gốm ở chợ Ghềnh – Hà Nam Ninh), hình răng sói ở nhiều nơi. Nhưng phải nói cuối thời đồ đá mới, khi kỹ thuật làm đồ đá phát triển đến tuyệt đỉnh của nó, thì hoa văn trang trí mới đạt đến trình độ phong phú là nền tảng cho nghệ thuật trang trí đồ gốm và đồ đồng sau đấy. Ðó chính là bước đầu của thời mà nhà viết sử của ta gọi là thời vua Hùng dựng nước.
__________________
Về Đầu Trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết